Khu văn hóa, tâm linh
Mảnh ghép của Giá Trị Tinh Thần
Nền Tảng Của Sự Sinh Trưởng Và Thịnh Vượng
Nơi nuôi dưỡng giá trị tinh thần
E.City Tân Đức không chỉ là một nơi an cư, mà còn là vùng đất hòa quyện những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần tâm linh sâu sắc và triết lý nhân sinh ý nghĩa. Tại đây, triết lý nhân quả và lòng từ bi của Phật giáo, tinh thần bác ái của Thiên Chúa giáo, cùng nét đẹp văn hóa Việt Nam được nuôi dưỡng trong từng góc không gian, tạo nên một chốn an vui và ý nghĩa cho tất cả mọi người.
Tượng Đức Phật Quan Âm cao 7m
Nổi bật tại khu tâm linh là tượng Đức Phật Quan Âm cao 7m, nằm dưới bóng cây bồ đề cổ thụ – biểu tượng của sự giác ngộ, trí tuệ và che chở. Điều đặc biệt, cây bồ đề này cùng những cây bồ đề khác tại E.City mang theo một câu chuyện thiêng liêng.
Chúng được trồng từ hàng trăm cây bồ đề mọc lên kỳ diệu tại mái nhà của GS.TS. Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas), người đã tận tâm mang những cây này về E.City Tân Đức, gieo mầm thiện lành và sự sống mãnh liệt cho vùng đất.
Chiều cao 7m của bức tượng còn mang ý nghĩa sâu sắc, đại diện cho triết lý "sinh" và "sinh sôi nảy nở" – nguồn cội của sự phát triển bền vững tại E.City Tân Đức, nơi lan tỏa giá trị văn hóa và tâm linh đến mọi thế hệ.
Bốn Tượng Phật ở bốn phương
Bốn tượng Phật được thỉnh từ Nepal – vùng đất Phật linh thiêng, đặt ở bốn phương mang những thông điệp quan trọng:
- Tháp Đông là nơi cầu nguyện sức khỏe, hóa giải mọi bệnh tật tiêu tan
- Tháp Tây là biểu tượng khai sáng tri thức, cầu học vấn sản sinh nhân tài
- Tháp Nam cầu cho sự an khang thịnh vượng của cư dân.
- Tháp Bắc cầu cho hòa bình và an lạc
Phía sau mỗi tháp, bóng cây bồ đề – biểu tượng của giác ngộ và trí tuệ – tỏa mát yên bình. Những cây bồ đề, mọc lên từ mái nhà của bà Đặng Thị Hoàng Yến, gợi nhắc về sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở khi được nuôi dưỡng bằng lòng từ bi và sự thiện lành.
Đặc biệt, cả bốn bức tượng đều được bà Đặng Thị Hoàng Yến thỉnh từ Nepal về với tất cả sự tâm huyết và lòng thành kính. Đây không chỉ là sự tôn kính đối với triết lý Phật giáo mà còn thể hiện sự chăm chút trọn vẹn của bà trong việc kiến tạo E.City Tân Đức thành một không gian sống hài hòa giữa hiện đại, văn hóa và tâm linh.
Nơi hội tụ linh thú huyền thoại
Tôn vinh văn hóa Việt Nam
E.City Tân Đức là một vùng đất mang đậm dấu ấn tâm linh và văn hóa truyền thống, nơi tái hiện những biểu tượng huyền thoại:
Trong văn hóa Việt Nam, các linh thú huyền thoại không chỉ là hình ảnh trang trí mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, phản ánh những phẩm chất mà con người hướng tới. Tại E.City, 7 giá trị tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ và sự thịnh vượng được lồng ghép qua các biểu tượng:
Ngựa Bay Pegasus
Tượng trưng cho khát vọng tự do và tinh thần vươn xa, như một lời nhắc nhở về hành trình hoàn hảo 7 bước để đạt đến đỉnh cao.
Dê Thần
Biểu hiện của sự may mắn và thịnh vượng, gợi nhắc đến chu kỳ 7 ngày – nền tảng của sự cân bằng và tái tạo.
Rồng Thiêng
Đại diện cho quyền uy và trí tuệ, phản ánh sức mạnh từ 7 yếu tố thiên nhiên: đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, bóng tối, và thời gian.
Xà Thần
Biểu trưng cho sự tái sinh và đổi mới, phù hợp với năng lượng chuyển hóa mạnh mẽ mà số 7 mang lạ.
Không gian E.City dành một vị trí đặc biệt để tôn vinh lịch sử và vai trò của người phụ nữ Việt Nam – biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất. Hai tượng đài Bà Trưng và Bà Triệu được đặt tại khu vực trung tâm, như một biểu trưng cho sức mạnh và tinh thần dẫn lối.
Lời nói khí phách của hai bà như những tuyên ngôn sống động, thể hiện sức mạnh vượt qua mọi giới hạn – giống như số 7, con số của sự hoàn chỉnh, vượt lên những khuôn khổ thông thường.
Bà Trưng
"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"
Bà Triệu
"Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này."
Tượng đài 7 bậc thang được thiết kế xung quanh khu vực này, biểu hiện sự phát triển qua từng giai đoạn lịch sử và truyền cảm hứng cho thế hệ mai sau.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là minh chứng cho sự kiên cường, bất khuất, và tài năng, khẳng định vai trò to lớn trong việc xây dựng xã hội và làm giàu giá trị văn hóa.
Sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị tâm linh, huyền thoại và tinh thần hiện đại đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự sinh trưởng, tái tạo và thịnh vượng tại E.City Tân Đức – một chốn an lành, thấm đẫm giá trị văn hóa Việt Nam.
Khám Phá Vườn Nhạc 7 Notes
Bản Giao Hưởng Giữa Lòng Khu Đô Thị
Giữa lòng Thành phố Trí thức – Văn hóa E.City Tân Đức hiện đại, nơi những tuyến đường thẳng tắp và nhịp sống đô thị không ngừng chuyển động, có một không gian rất độc đáo và tinh tế chạm đến tận cùng cảm xúc và tâm hồn. Đó là Vườn Nhạc 7 Nốt, một khu vườn không chỉ dành cho mắt nhìn, tai nghe, mà còn một cầu nối cảm xúc, nơi con người tìm thấy sự cân bằng, tái tạo năng lượng sống và nuôi dưỡng tâm hồn qua những giai điệu trong trẻo.
Tựa như một bản giao hưởng được cất lên giữa lòng thành phố, khu vườn ấy được khởi dựng dựa trên ý tưởng độc đáo: dùng 7 nốt nhạc – đại diện cho 7 thể loại âm nhạc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, bao gồm âm nhạc dân gian miền Nam, âm nhạc từ ba miền Bắc, Trung, Nam; âm nhạc tiền chiến, âm nhạc cổ điển, âm nhạc opera, âm nhạc trữ tình vượt thời gian, âm nhạc thiếu nhi quốc tế và âm nhạc thiếu nhi Việt Nam – 7 linh hồn âm thanh kết nối không gian, thời gian và tâm hồn.
Mỗi nốt nhạc trong khu vườn là một biểu tượng thu nhỏ của một dòng nhạc đã in dấu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới.
- Âm nhạc dân gian Nam Bộ – như con nước phù sa, mộc mạc, thủy chung, hát về đời sống, về tình người nơi miền Tây sông nước.
- Âm nhạc ba miền Bắc – Trung – Nam – là tiếng vọng của non sông, hòa quyện những âm thanh riêng biệt thành một khối thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nhạc tiền chiến – bản tình ca hùng tráng thấm đẫm lòng yêu nước nồng nàn, không chỉ vang vọng qua tiếng kèn xung trận hay lời kêu gọi mãnh liệt, mà còn là sức mạnh tiềm ẩn nơi nội tâm, là vẻ đẹp thuần khiết của lý tưởng, là sự kiên cường sâu thẳm của tâm hồn.
- Nhạc cổ điển và Opera – đại diện cho tầng sâu của trí tuệ, đòi hỏi sự lắng nghe bằng cả trái tim và tư duy, là những công trình âm nhạc được xây bằng cảm xúc và lý trí.
- Nhạc trữ tình vượt thời gian – là dòng chảy bất tận của giai điệu, là tiếng lòng dịu dàng, là hơi thở đồng cảm của bao trái tim thổn thức, rung động.
- Nhạc thiếu nhi quốc tế – mở ra một khung trời rộn ràng, vui tươi, dẫn dắt trí tưởng tượng của trẻ thơ bay bổng khám phá thế giới rộng lớn.
- Nhạc thiếu nhi Việt Nam – như dòng suối trong veo, tưới mát tuổi thơ bằng sự hồn nhiên, ngọt ngào, bằng thanh âm quen thuộc của tiếng ve, tiếng sáo, bằng mùi đất quê hương sau cơn mưa, nuôi dưỡng tâm hồn của một dân tộc hiền hòa.
Giai Điệu Thiên Nhiên Giữa Lòng Đô Thị
Ẩn sau hình thức cảnh quan tinh tế ấy, là một thông điệp về sự trọn vẹn và thức tỉnh. Con số 7 – hiện diện trong thiết kế như một nhịp điệu linh thiêng. Từ xưa đến nay, số 7 luôn mang theo mình một tầng ý nghĩa vượt trên mặt số học thông thường. Nó là con số của sự tuần hoàn, của những chu trình hoàn chỉnh: 7 ngày trong tuần, 7 sắc cầu vồng, 7 tầng trời trong tâm linh. Và giờ đây, là 7 nốt nhạc – nền tảng của mọi bản giao hưởng trong thế giới này. Việc chọn số 7 không chỉ để đại diện cho những dòng nhạc, mà còn là ẩn dụ cho hành trình tìm về sự hài hòa giữa con người – tự nhiên – nghệ thuật – tâm linh.
Hòa Mình Vào Bản Giao Hưởng Của Thiên Nhiên
Xen giữa những nốt nhạc ấy là những cây kèn hồng – loài cây mang sắc hoa nhẹ nhàng, thanh thoát, như một lời thì thầm của gió. Kèn hồng không nở rộ ồn ào, nhưng luôn đủ để người ta phải dừng lại, ngắm nhìn, và thấy lòng mình dịu lại. Nếu mỗi nốt nhạc là một thanh âm vang lên, thì cây kèn hồng chính là dư âm còn đọng lại – mềm mại, dịu dàng, chậm rãi nhưng sâu sắc. Hoa kèn hồng giống như cảm xúc lan tỏa sau một giai điệu – khi âm thanh đã dứt, nhưng lòng người vẫn còn ngân nga mãi.
Được sáng tạo bởi Giáo sư Tiến sĩ Đặng Thị Hoàng Yến (hay còn gọi là Maya Dangelas), nghệ sĩ Ngô Đồng và kiến trúc sư Huỳnh Minh Tiến